Gốm sứ Bát Tràng sản phẩm nổi tiếng đã trở thành sản phẩm quen thuộc với người dân Việt, ngày càng bắt nhịp và hội nhập được với các công ty, cơ quan doanh nghiệp và ngày đang vươn tầm quốc tế... được tin dùng và ưa chuộng.
Tuy nhiên để hiểu rõ về Bát Tràng thì thì không phải ai cũng hiểu và biết rõ thông tin. Cửa hàng Gốm Sứ Bát Tràng onine đồng hành giới thiệu đến bạn đọc và khách hàng những dòng men đặc trưng nổi bật của gốm sứ Bát Tràng.
Do tính chất và nguyên liệu tạo nên cốt gốm và tạo dáng đều làm thủ công , cùng sử dụng các loại men khai thác trong nước nên mang nét riêng nên được phân loại hình men gốm thành 5 dòng men chính như sau:
- Men lam
Là lạo men sử dụng sớm nhất tại thể kỷ 14, được thợ gốm Bát Tràng sử dụng men lam đồng thời với bút lông làm công cụ vẽ trên gốm, men lam có độ thủy tinh hóa cao sau khi nung luôn có độ từ xanh chì đến xanh xẫm, có sắc xanh đen.
Men lam dùng để vẽ mây kết hợp với trang trí hình rồng nổi để mộc,vẽ cánh sen, băng diềm của chân đèn và lư hương, trên một số sản phẩm còn được dùng men lam phủ những chỗ màu trắng ngà rạn bị bog tróc, chỗ men phủ , màu nây có sắc xanh trì, đặc biệt chân đèn, lư hương.
Các hình vẽ của men lam kém chau chuốt, hay bị chảy nhòe, khó nhận ra các họa tiết, về chạm nổi để mộc rất tỉ mỉ, đạt tới đỉnh cao.
- Men nâu
Sắc và màu của men phụ thuộc vào xương gốm , men nâu được dùng xen lẫn với xanh rêu , men ngà tạo ra các sắc độ khác nhau. Men nâu được giữ vị trí các đường chỉ băng, tô lên hoa sen hoặc hình rồng.
Men nâu có độ sắc đỏ nâu hay gọi là màu bã trầu, men này không bóng, trên bề mặt men thường có vết sần , dùng để tô trên những thân cây tùng, cây liễu , điểm thêm các dải mây, tà áo của Bát Tiên.
Thể kỷ 19 là thời điểm đánh dấu mốc men nâu chuyển sắc thành một loại men bóng hay gọi là men da lươn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay
- Men trắng ( Ngà )
Đây loại men trắng nhiều trường hợp ngả màu vàng, nung ở nhiệt độ cao có thể đổi sang màu trắng xám, trắng sữa , trắng đục. Cùng kiểu dáng và trang trí, men trắng ngà luôn tạo nên nét riêng biệt của gốm sứ.
Men trắng ngà mỏng, xương gốm được lọc luyện kỹ và độ nung cao nên có chất lượng tốt, còn được sử dụng trên một số loại hình khác nhau cùng trang trí nổi để mộc, men ngà còn thấy sử dụng trong các loại bình, lọ, lư hương, tượng tròn, tượng rồng trang trí kiến trúc... đều thấy sử dụng men ngà.
Tham khảo thêm Bộ đồ ăn gốm sứ Bát Tràng
- Men xanh rêu (men ngọc)
Thế kỷ 14-19 men xanh rêu được sử dụng nổi trội với men trắng ngà và nâu, 3 loại men rêu-ngà-nâu cùng kết hợp tạo ra Tam thái riêng của gốm.
Ở thế kỷ 16-17 men xanh rêu dùng vẽ mây, tô lên nhiều mảng diềm, đế, cột dọc long đình, men rêu sắc sẫm dùng ở mảng diềm lư hương, sắc nhạt trên chân đèn, đế nghê.
Thể kỷ 14-19 dùng nổi trội với men trắng và nâu tạo ra Tam thái riêng của gốm.Men xanh rêu luôn ở sắc độ khác nhau nhưng sự xuất hiện của nó mang ý nghĩa rất lớn vì chỉ thấy trên đồ gốm sứ Bát Tràng ở thế kỷ 16-17 có thể thấy đây là dấu mốc chắc chắn của gốm sứ Bát Tràng trên nhiều loại hình khác nhau.
Tham khảo ấm chén-Gốm Sứ Bát Tràng
- Men rạn
Đây là loại men độc đáo tạo ra do sự chênh lệch về độ co giữa xương gốm và men, cho đến ngày nay các tài liệu lịch sử để lại men cổ xác nhận men rạn chỉ được sản xuất tại lò gốm Bát Tràng khoảng cuối TK 16 kéo dài đến TK 20 của làng nghề gốm cổ Việt Nam.
Men rạn có sắc ngà xám các vết rạn chạy dọc và ngang thành nhiều hình tam giác,tứ giác nhỏ, sử dụng trên các sản phẩm cặp tượng nghê, ấm có nắp, chân nến... các đồ gốm men rạn càng phát triển bên cạnh sự kết hợp men rạn trang trí vẽ hoa lam, men nâu. Trên các đồ gốm thợ Bát Tràng còn đắp nổi, khắc chìm.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các dòng men chính của Gốm Sứ Bát Tràng, mong rằng sẽ là kênh thông tin bổ ích đến với bạn đọc và khách hàng khi tìm hiểu về Gốm Sứ Bát Tràng.