0966.92.10.90
Giới thiệu về làng gốm cổ truyền Bát Tràng - Gốm Sứ Bát Tràng

Giới thiệu về làng gốm cổ truyền Bát Tràng

Ngày: 12h:49 (GMT+7) - Thứ năm, 16/08/2018  |  Lượt Xem: 3842

Giới thiệu chung về đời sống , văn hóa , con người , ẩm thực , quy trình sản xuất gốm sứ Bát Tràng thủ công

Làng  gốm cổ truyền Bát Tràng là một ngôi  làng ven sông  Hồng thuộc  huyện Gia  Lâm ngoại thành Hà Nội  nằm cách trung tâm thành phố khoảng 10km về hướng Đông Nam   .Đây là làng gốm lâu đời và nổi tiếng ở Việt Nam và cũng là một địa điểm du lịch thú vị mà du khách trong và ngoài nước không thể không muốn một lần ghé thăm nơi đây .Làng gốm Bát Tràng có rất nhiều điều thú vị về du lịch, văn hóa, ẩm thực và gốm sứ Bát Tràng con mang cả tinh hoa văn hóa, dân tộc Việt , quy trình sản xuất gốm sứ thủ công mà chúng ta có thể tìm hiểu và đến thăm . Hãy cùng online với chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn rõ hơn về những điều thú vị về ngôi làng  gốm sứ Bát Tràng để có những kiến thức thông tin rõ nét hơn về những sản phẩm chúng ta đang dùng.

Làng gốm Bát Tràng 

 

Lịch sử phát triển của làng Bát Tràng :

Làng gốm Bát Tràng được hình thành từ thời Lý . Trước đó , làng gốm Bát Tràng có tên là làng Bồ Bát cho đến khi Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long . Các dòng họ nổi tiếng tại làng nghề đã quyết định đưa các nghệ nhân làm gốm và gia đình dời làng di cư về kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp .Đến Bạch Thổ phường thuộc huyện Gia Lâm phủ Thuận An ( nay là xã Bát Tràng Huyện Gia Lâm , Hà Nội ) cùng với dòng họ Nguyễn ở đây đã mở lò gốm sản xuất lập nên làng gốm Bát Tràng ngày nay. Thời kỳ đó, nơi đay có nguồn đất sét trắng nhưng ngày càng cạn kiệt người thợ làm gốm phải đặt nguồn đất sét từ nơi khác về.

Quy trình sản xuất ra sản phẩm gốm Bát Tràng gồm các bước cơ bản sau:      

1/  Lựa chọn nguyên liệu thô

Nguyên liệu đất sét cao lanh và các phụ gia khác hiện tại ở Bát Tràng không còn nữa (người Bát tràng chỉ có đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo). Theo truyền thuyết từ ngày theo Vua Lý Công Uẩn ra kinh thành Thăng Long lập nghiệp, các vị khai sinh, thần Hoàng làng Bát Tràng thấy nơi đây có 72 gò đất trắng và thấy địa thế vừa có sẵn nguyên liệu, lại vừa gần kinh thành Thăng Long nên đã dựng lên làng Bát Tràng từ thuở đó. Sau một thời gian làm nghề thì nguồn nguyên liệu đã cạn kiệt, nên các bậc tiền nhân đã đi tìm các vùng có đất cao lanh như Quảng Ninh, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hải Dương, Phú Thọ... rồi mua và chở về để phối, chế ra loại đất vừa dẻo, vừa trắng vừa dễ làm gốm. Và cũng theo sự phân chia lao động, ngành nghề thì Bát Tràng không phải gia đình nào cũng làm gốm. Có gia đình chuyên nhập và bán nguyên liệu thô, có gia đình chuyên chế biến nguyên liệu, có gia đình thì chuyên buôn than, củi... rồi nhà thì chuyên làm bát, làm đĩa, nhà thì làm ấm chén, lọ hoa....

2/  Xử lý và pha chế nguyên liệu tạo ra đất làm gốm

Trong đất nguyên liệu thô thường có lẫn tạp chất, ngoài ra tuỳ theo yêu cầu của từng loại gốm khác nhau mà có thể có những cách pha chế đất khác nhau để tạo ra sản phẩm phù hợp. Ngày nay các công đoạn xử lý đất đã thay đổi nhiều bởi áp dụng kỹ thuật hiện đại tiên tiến vào sản xuất, giúp tăng năng xuất, giảm thời gian khi xử lý. Các loại đất thô từ mỏ mang về được phối trộn với nhau theo một tỷ lệ nhất định. Hỗn hợp đất đánh trong bể rồi lấy phần dị hay đưa vào bình nghiền bi cùng với một lượng nước vừa đủ. Sau đó bình nghiền sẽ hoạt động liên tục trong thời gian 24h-48h để cho ra một sản phẩm gọi là đất (in, vuốt)  hay hồ (đổ rót). Tại đây, đất hoặc hồ được khử sắt bằng từ tính, sau khi khử hết sắt đất hoặc hồ sẽ được chuyển qua bể chứa hoặc chuyển lên bể lắng để lấy đất dẻo.

3/  Công đoạn tạo hình

Tạo hình có  mấy cách sau: Vuốt hoặc be chạch (phương pháp này chỉ còn một số nghệ nhân có tay nghề cao vẫn đang làm); in sản phẩm trong khuôn thạch cao định hình sẵn hình dáng (chỉ in các sản phẩm hình tròn như: bát, đĩa, chén...); đổ rót sản phẩm trong khuôn thạch cao có định hình các kiểu dáng từ tròn, méo, vuông, hình tượng, con vật....

Sau khi được tạo hình xong, các sản phẩm sẽ được phơi khô và chuyển sang công đoạn kế tiếp

4/ Công đoạn tiện, sửa và chuốt hàng

Sản phẩm sau khi được phơi với độ ẩm tùy theo chủng loại hàng thì người thợ sẽ tiến hành sửa và chuốt, vệ sinh sản phẩm để sản phẩm được nhẵn nhụi không còn thanh lam (khớp của khuôn) hay sắc cạnh, chưa được sắc nét như mong muốn, hoặc không quá dày... từ công đoạn thứ ba trở đi đều đòi hỏi sự khéo léo của người thợ bởi đều được làm theo phương pháp thủ công.

5/ Đắp, khắc, vẽ hoa văn, họa tiết lên sản phẩm

Công đoạn này đỏi hỏi người công nhân có con mắt thẩm mỹ cao và đôi bàn tay khéo léo của họa sĩ, nghệ sỹ thực thụ. Không đơn giản như vẽ trên giấy vẽ trên gốm sứ là một công việc đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và phải có sự công phu rèn luyện cao. Đi kèm tay nghề cùng chất lượng màu vẽ thì sản phẩm mới có được những họa tiết sáng tạo làm nổi bật sản phẩm. Sau khi sản phẩm đã được trang trí hoa văn sẽ được chuyển đến chỗ sạch sẽ không bụi trước khi mang đi tráng men.

6/ Công đoạn tráng men cho sản phẩm

Tùy từng chủng loại hàng sẽ có những màu men khác nhau. Với những sản phẩm đắp nặn thì thường sử dụng men màu. Với những sản phẩm được trang trí khắc hay vẽ thì sẽ dùng màu men thấu quang, sáng màu và kỹ thuật tráng men mỗi loại cũng khác nhau.

 

 

7/  Công đoạn đưa sản phẩm vào lò nung

Sau công đoạn 6, sản phẩm sẽ được đưa vào lò nung: Có các kiểu lò sau: Lò đàn, lò bầu, lò than, lò gas và lò điện. Ngày nay Bát Tràng thường sử dụng lò gas hoặc điện.

 8. Công đoạn nung đốt

Sau khi sản phẩm đã được sếp vào lò theo quy chuẩn nhất định thì sẽ được nung đốt trong giải nhiệt độ từ 1.220 – 1.300 độ với hai môi trường hoặc khử hoặc ôxy. Công đoạn này quyết định rất nhiều đến chất lượng sản phẩm nên quy trình nung đốt  và với kinh nghiệm lâu năm của người thợ phải rất khắt khe. Công đoạn này chủ yếu do các chủ lò trực tiếp vận hành.

Bài viết này được viết đúng các khâu, các quy trình mà làng gốm Bát Tràng đang thực hiện, mong rằng nó có hữu ích với quý độc giả

Trung tâm thương mại chợ sứ Bát Tràng

Chợ gốm sư Bát Tràng là nơi tập trung rất nhiều mặt hàng  của các nhà lò được bày tại đây vì vậy khi đến với Bát Tràng các bạn không nên bỏ qua địa chỉ này . Đến đây các bạn sẽ được mãn nhãn với rất nhiều sản phẩm của các người thợ đã làm ra . Các mặt hàng đa dạng về mẫu mã và đa dạng cả về giá trị vật chất lẫn tinh thần

Cổng chợ gốm làng cổ Bát Tràng 

Quà lưu niệm nhỏ xinh 

Các mặt hàng gốm sứ 

Gốm sứ tâm linh cao cấp

 

Sân chơi vuốt nặn vẽ :

Tại sân chơi này các bạn sẽ đc hướng dẫn từ mình làm ra các sản phẩm của riêng mình , được tải nghiệm với chiếc bàn xoay tay thổi hồn vào đất sét tạo ra những chiếc lọ , bát , cốc … mang màu sắc rất riêng

Sân chơi gốm 

 

Ẩm thực Bát Tràng

Canh măng mực Bát Tràng 

Làng Bát Tràng từ lâu đã quá quen với món canh măng mực mỗi dịp hội họp, giỗ tết. Và món canh măng mực đã trở thành đặc sản địa phương, là nét văn hóa ẩm thực độc đáo trong cuộc sống người dân xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Canh măng mực Bát Tràng 

 

Su hào xào mực 

 Mực xào su hào- mới nghe tên món ăn thôi cũng khiến không ít người tò mò tại sao mực khô lại kết hợp được với su hào để tạo thành một món mực ngon ăn vừa lạ vừa quen. Quen vì su hào ai cũng biết, cũng ăn rồi và mực khô thường được nướng bằng cồn rồi nhâm nhi làm mồi nhậu. Nhưng hai thứ này mà kết hợp lại với nhau lại tạo nên cái “lạ”. Ấy vậy mà người Bát Tràng chúng tôi lại có sự kết hợp tinh tế từ những thứ tưởng như không thể thành một món ăn mang hương vị của quê mình, một món ăn không thể thiếu trong tiệc của người làng gốm.

Su hào xào mực 

 

Làng gốm Bát Tràng với nhiều điều hấp dẫn về văn hóa, lịch sử, người dân Bát Tràng thân thiện, mến khách đã để lại trong lòng du khách những ấn tượng khó quên. Bài viết giới thiệu về làng nghề gốm Bát Tràng của Gomsubattrangonline.com hy vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho du khách đang có ý định đến thăm mảnh đất mà người ta có thể “ biến đất thành hoa” này

 

 

 

Thảo luận Facebook

Giúp chúng tôi đánh giá, thảo luận